Ký sự biển đảo quê hương

Lượt xem:

Đọc bài viết

Nguồn: Đài Phát thanh và truyền hình Kiên Giang
*Tập 1: Thành phố bên bờ biển Tây:
Nằm ở tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc, Kiên Giang như một dãy lụa mềm đa sắc bám giữ biển Tây. Trên 140 hòn đảo lớn nhỏ trên vùng biển Kiên Giang là những viên ngọc sáng ngời giữa trùng dương bao la, nơi đây đang có những con người ngày đêm bám biển vươn khơi gìn giữ đất trời thiêng liêng của Tổ quốc. 140 tập phim Ký sự truyền hình Biển đảo quê hương là những trải nghiệm về những cuộc hành trình chinh phục biển Tây qua bao thế hệ. Là những chuyến tìm về những giá trị văn hóa biển của cư dân người Việt từ khi mở đất để tự hào truyền thống ngoan cường bám biển quê hương, là những chuyến về nguồn để tận hưởng vẻ đẹp hoan sơ, kỳ vỹ của thiên nhiên, để được hòa mình với biển với sức sống mãnh liệt và khát vọng vươn xa của người dân trên đảo.
*Tập 2: Đình thờ Nguyễn Trung Trực
Từ khu chợ đêm An Hòa, đi về hướng trung tâm thành phố, băng qua cầu sông Kiên, rồi rẻ trái theo đường xuống bến tàu khách đi Phú Quốc khoảng 7 km, là đến đình thờ Nguyễn Trung Trực, vị anh hùng dân tộc trong thời kỳ tiền kháng Pháp.
*Tập 3: Phòng thuốc Nam đình Nguyễn Trung Trực
Chúng tôi lại đến với đình Nguyễn Trung Trực vào một ngày cuối tháng 7. Trước kia ngôi đình này chỉ là cái miếu nhỏ, được dân chài Rạch Giá dựng lên để thờ ông Nam Hải. Sau năm 1868, tức sau khi Nguyễn Trung Trực bị giặc Pháp xử chém, người dân đã bí mật đêm linh vị ông về thờ tại đây. Miếu từ đó được dần trùng tu, mở rộng. Đến năm 1964 đình được khởi công xây dựng với quy mô lớn, cho đến năm 1970 hoàn thành và chính thức trở thành đình thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

*Tập 4: Di tích mộ chị Sứ – Hòn Đất
Tạm biệt thành phố biển Rạch Giá thơ mộng, trẻ trung, năng động đang trên đà phát triển, chúng tôi không khỏi bồi hồi khi phải chia xa. Nhưng cuộc hành trình khám phá vùng biển đảo phía Tây Nam còn khá dài cũng làm náo nức chúng tôi tìm đến, đành hẹn một ngày không xa trở lại với thành phố biển thân yêu này.

*Tập 5: Hang quân dân y
Tập phim trước chúng tôi đã có dịp giới thiệu Khu di tích mộ chị Sứ; tìm hiểu về cuộc đời hoạt động, chiến đấu, hy sinh anh dũng của chị. Hôm nay các bạn hãy cùng chúng tôi đến thăm quan và tìm hiểu về một căn cứ mang đậm dấu ấn lịch sử trong thời kỳ chống Mỹ dành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Đó là hang Quân Dân Y ở núi Hòn Đất.

*Tập 6:Hang Điện Mặt Trăng

Tiếp tục hành trình khám phá và tìm hiểu về khu di tích lịch sử – văn hóa Ba Hòn, hôm nay chúng tôi đến hang Điện mặt trăng.


*Tập 7:Trên đỉnh Hòn Me

Hòn Me nằm cách Hòn Đất về phía Bắc khoảng 100 nét, cao 175m so với mặt nước biển. Tại đây cũng có nhiều hang động ăn thông với nhau. Có hang sâu và rộng đến hàng chục mét vuông. Trong kháng chiến chống Mỹ quân dân huyện Hòn Đất sử dụng ít nhất 4 hang động ở đây để hoạt động.


*Tập 8:Chùa Hòn Quéo

Rời đỉnh Hòn Me, chúng tôi tiếp tục hành trình đến núi Hòn Quéo. Gọi là hòn nhưng thực ra đó chỉ là một ngọn đồi nhỏ có diện tích khoảng 20.000m2, cao chỉ 30 mét so với mặt nước biển. Cấu trúc của hòn bằng đá hoa cương pha lẫn đất cát vàng, được phù sa hội tụ qua nhiều năm nên dính vào đất liền. Có lẽ vì vậy mà người dân địa phương từ xưa quen gọi là hòn.


*Tập 9:Cảng biển Lình Huỳnh

Nằm ở tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc, Kiên Giang như một dải lụa mềm đa sắc bám giữ biển Tây. Trên 140 hòn đảo lớn nhỏ trên vùng biển Kiên Giang là những viên ngọc sáng ngời giữa trùng dương bao la, nơi đây đang có những con người ngày đêm bám biển vươn khơi gìn giữ đất trời thiêng liêng của Tổ quốc. 140 tập phim Ký sự truyền hình Biển đảo quê hương là những trải nghiệm về những cuộc hành trình chinh phục biển Tây qua bao thế hệ. Là những chuyến tìm về những giá trị văn hóa biển của cư dân người Việt từ khi mở đất để tự hào truyền thống ngoan cường bám biển quê hương, là những chuyến về nguồn để tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của thiên nhiên, để được hòa mình với biển với sức sống mãnh liệt và khát vọng vươn xa của người dân trên đảo. Rời khu di tích lịch sử – văn hóa và thắng cảnh Ba Hòn, chúng tôi theo con đường đất về phía Bắc để đến xã Lình Huỳnh, một xã ven biển thuộc huyện Hòn Đất. Lình Huỳnh trước đây thuộc xã Thổ Sơn, đến tháng 2/2005 được tách ra thành lập xã mới, với diện tích 3.245 héc ta, dân số khoảng 7.000 người. Tuy là xã mới nhưng vùng đất ven biển Lình Huỳnh đã có dân cư đến khai khẩn, sinh sống cách nay trên 200 năm.

*Tập 10:Đài Thông tin duyên hải Kiên Giang

Nằm ở tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc, Kiên Giang như một dãy lụa mềm đa sắc bám giữ biển Tây. Trên 140 hòn đảo lớn nhỏ trên vùng biển Kiên Giang là những viên ngọc sáng ngời giữa trùng dương bao la, nơi đây đang có những con người ngày đêm bám biển vươn khơi gìn giữ đất trời thiêng liêng của Tổ quốc. 140 tập phim Ký sự truyền hình Biển đảo quê hương là những trải nghiệm về những cuộc hành trình chinh phục biển Tây qua bao thế hệ. Là những chuyến tìm về những giá trị văn hóa biển của cư dân người Việt từ khi mở đất để tự hào truyền thống oan cường bám biển quê hương, là những chuyến về nguồn để tận hưởng vẻ đẹp hoan sơ, kỳ vỹ của thiên nhiên, để được hòa mình với biển với sức sống mãnh liệt và khát vọng vươn xa của người dân trên đảo.


*Tập 11:Quần đảo An Thới

Từ Dương Đông chúng tôi lên xe di chuyển về An Thới, để kịp sáng sớm hôm sau ra Hòn Thơm, một hòn đảo lớn, trung tâm của quần đảo An Thới. Tuyến đướng từ cảng Bãi Vòng về An Thới khoảng 30 Km, đã được mở rộng và láng nhựa bằng phẳng nên chưa đầy một tiếng đồng hồ sau chúng tôi đã đến thị trấn An Thới.

*Tập 12:Di tích lịch sử và thắng cảnh Mo So
Từ ngã Ba Hòn rẽ trái về hướng biển Hòn Chông chừng 7 km, rồi tiếp tục rẽ trái đi thêm khoảng 4 km nữa, chúng tôi đến núi Mo So, thuộc ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

*Tập 13:Khám phá Hang Tiền
Trong tập phim trước, chúng tôi đã có dịp giới thiệu đến quý vị và các bạn về núi Mo So, một di tích lịch sử và thắng cảnh nằm trong quần thể Khu du lịch Hòn Chông, Kiên Lương, Kiên Giang. Điều đáng tiếc là điểm du lịch này cho đến nay vẫn chưa khởi động một dự án tôn tạo hay khai thác du lịch nào. Nhưng thôi, đó là chuyện của các ngành chức năng. Hy vọng rằng một ngày không xa di tích Mo So sẽ khang trang, hoành tráng hơn để chúng ta chiêm ngưỡng và tận hưởng vẽ đẹp kỳ vỹ mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này.

*Tập 14:Chùa Hang – Hòn Phụ Tử
Rời hang Tiền, chúng tôi tiếp tục hành trình khám phá các hang động đá vôi thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, Kiên Giang. Và mục tiêu của chúng tôi hôm nay là đến Khu du lịch chùa Hang, hòn Phụ tử. Khu du lịch này nằm cách thị trấn Kiên Lương gần 20 km về phía Tây. Đây là một quần thể du lịch nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang, bao gồm những danh lam cổ tự, bãi cát vàng thoai thoải quanh năm sóng biển dịu êm và đặc biệt là hệ thống hang động đá vôi kỳ bí, mà bất cứ ai cũng muốn chiêm ngưỡng, khám phá. Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận nơi này là điểm di tích lịch sử và danh thắng cấp Quốc gia vào năm 1989.

*Tập 15:Khám phá Động Kim Cương – hang Giếng Tiên
Trong tập phim trước, chúng tôi đã giới thiệu về bãi biển hòn Phụ Tử và ngôi phật động nổi tiếng có tên là Hải Sơn tự, nằm trong động đá vôi của núi An Hải Sơn, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Vẽ đẹp thơ mộng, hoang sơ, quyến rũ lòng người, khiến chúng tôi chưa nở rời xa. Hơn nữa, theo giới thiệu của người dân địa phương, nơi đây còn vài điểm tham quan đẹp, mà nếu bỏ qua thì thật uổng phí cho chuyến đi. Quả thật quần thể di tích Chùa Hang, Hòn Phụ Tử còn khá nhiều điều kỳ thú, mà có lẽ ai cũng muốn tìm hiểu, khám phá. Động Kim Cương và hang Giếng Tiên là hai địa điểm mà chúng tôi chọn đến trong chuyến hành trình hôm nay.

*Tập 16:Hòn Đầm Đước
Có lẽ cái tên Ba Hòn Đầm bây giờ không còn xa lạ đối với nhiều người nữa. Bởi hơn chục năm qua, kể từ khi những hộ dân trên đảo này bắt đầu làm du lịch, thì Ba Hòn Đầm đã trở thành một trong những điểm dừng chân khá lý tưởng cho những chuyến hành trình tham quan du lịch tại Hà Tiên, Kiên Lương.

*Tập 17:Hòn Đầm Dương – Hòn Đầm Giếng
Tiếp tục cuộc hành trình khám phá trên đảo Ba Hòn Đầm, hôm nay đoàn làm phim “Ký sự biển đảo quê hương” đến với hòn Đầm Dương và hòn Đầm Giếng.

*Tập 18:Thủ phủ cá ngừ đại dương
Dãy đất cong theo hình chữ S của đất nước Việt Nam ngày đêm hướng mắt về biển Đông kiệt tuyệt. Nếu con đường Quốc lộ 1, con đường cái quan nối liền Bắc Nam được xem là “Con đường thiên lý thứ 1” và “Con đường thiên lý thứ 2” là con đường Trường Sơn, con đường mà dấu chân của biết bao chiến sỹ đã vượt dãy Trường Sơn đi cứu nước thì con đường với chiều dài 3260km dọc theo bờ biển Việt Nam từ Mũi Ngọc – Móng Cái đến tận Mũi Nai – Hà Tiên là con đường mở ra tương lai phồn vinh cho đất nước được xem là “Con đường thiên lý thứ 3”. Và hôm nay, chúng tôi xin mời các bạn theo chân BTV Diệu Hằng khám phá con đường thiên lý này nhé! Và đừng quên Đăng ký để đón theo dõi các tập tiếp theo của chương trình nhé!

*Tập 19:Đội tàu Sáu Ái

*Tập 20:Lý Sơn mùa biển động

*Tập 21:Kỳ bí làng chài Tam Hải

*Tập 22:Nước mắm Nam Ô

*Tập 23:Những người thủy diện cuối cùng

*Tập 24:Bè luồng Thanh Hóa

*Tập 25:”Vương quốc” ngao Giao Thủy

*Tập 26:Đảo ngọc Cát Bà

*Tập 27:Vịnh Lan Hạ

*Tập 28:Làng chài trên biển

*Tập 29:Thương cảng đầu tiên

*Tập 30:Nơi địa đầu Tổ quốc